Xu hướng 2023 – Học ngành gì để bắt kịp thị trường?

Admin
27/11/2023

Đối mặt với nhiều lựa chọn ngành học trong năm 2023, nếu chưa biết bản thân yêu thích chuyên ngành nào, tại sao bạn không thử chọn theo xu hướng hiện nay với nhiều việc làm đa dạng và cơ hội thăng tiến sau khi ra trường?

Xu hướng 2023 – Học ngành gì để bắt kịp thị trường?
Xu hướng 2023 – Học ngành gì để bắt kịp thị trường?

Tính đến đầu năm 2023, tại các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam đã có tổng cộng hơn 300 các ngành nghề đào tạo, thuộc hơn 20 khối ngành khác nhau như: Khoa học giáo dục và Đào tạo sư phạm, Năng khiếu nghệ thuật, CNTT, Báo chí – Truyền hình – Truyền thông,… Chưa hết, số lượng ngành mới vẫn đã và đang được “khai sinh” thêm nhiều với mục đích giúp người học hiểu rõ tính chất ngành và thấy được độ đa dạng của ngành nghề hiện tại.

Ngành học và tiêu chí tuyển sinh ngày càng được mở rộng, kéo theo cơ hội xét tuyển của học sinh lớp 12 tại trường THPT, TTGDTX càng cao. Tuy nhiên, sự dễ dàng này đôi khi sẽ khiến các bạn trẻ cảm thấy mất phương hướng, tự mình đặt câu hỏi: “Liệu ngành học này có thực sự ổn định, cơ hội thăng tiến, thu nhập tốt sau khi ra trường?”.
Ngoài cách lựa chọn theo ý thích, ngành nghề, các bạn trẻ chưa xác định rõ mong muốn bản thân hay độ hiểu biết của các ngành học cũng có thể tham khảo thông tin về các chuyên ngành xu hướng trong năm 2023 này để tự tin thi tuyển, xét tuyển, bớt lo lắng phần nào về tương lai của bản thân sau khi ra trường.

1. Công nghệ thông tin

Không ngừng “hot”, không ngừng nổi bật là những gì mà ngành CNTT thể hiện trong nhiều năm trở lại đây. Tiến đến một thời đại công nghệ số 5.0, CNTT không chỉ đơn giản là về máy móc, robot hay những cụm từ mang tính hàn lâm mà đang càng lúc gần gũi hơn, trở thành một trong những chuyên ngành có chỉ số thí sinh nộp hồ sơ thi tuyển, xét tuyển cao.
CNTT không chỉ là chuyên ngành mà còn là lĩnh vực bao gồm nhiều ngành học đa dạng như:

– Phát triển phần mềm
– Lập trình Web
– Ứng dụng phần mềm
– Xử lý dữ liệu
– Lập trình Mobile
– Khoa học máy tính
– Công nghệ phần mềm
– Kỹ thuật mạng

Sở dĩ CNTT trở thành ngành học nổi bật, chưa bao giờ hết thời còn là bởi thu nhập ổn định, thậm chí cao “ngất ngưởng”, từ đó là động lực của nhiều bạn trẻ. Sau ra trường, các bạn có thể “apply” ở nhiều vị trí với mức lương dù là một sinh viên mới tốt nghiệp. Qua nhiều năm làm việc, mức lương sẽ càng tăng dần không chỉ theo kinh nghiệm mà còn là theo sản phẩm, sự phát triển ngành.
Trong sự kiện công nghệ AI mang tên “The future of now” diễn ra tại TP.HCM vào tháng 9/2022, mức lương của một kỹ sư AI được các chuyên gia chia sẻ gây chú ý. Theo đó, tại một công ty Việt Nam, mức lương cho một kỹ sư AI vị trí senior (có kinh nghiệm) vào khoảng 4.000-5.000 USD/tháng (tương đương khoảng 95-118 triệu đồng).
Trước xu hướng phát triển công nghệ hiện nay, các trường đại học cũng chú trọng hơn trong việc đào tạo ngành học này. Trong đó, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) lồng ghép nhiều chương trình thực tiễn giúp sinh viên được rèn luyện nhiều hơn.

2. Ngành Thương mại điện tử

Như một “vùng đất hứa đầy màu mỡ” cho doanh nghiệp cũng như sinh viên quan tâm và theo học. Được nhận định “như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”, và thực tế tiềm năng không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đối với khách hàng, doanh nghiệp mà bao gồm cả lời hứa hẹn về cơ hội việc làm cho không ít người.
Có thể thấy, Thương mại điện tử đã đem đến cuộc sống tiện lợi, từ làm việc, mua sắm cho tới giải trí, cập nhật thông tin trong ngày. Từ đó, nhân sự chuyên ngành này càng ngày càng đông đảo, luôn được săn đón bởi các doanh nghiệp áp dụng hình thức thương mại điện tử vào kinh doanh, truyền thông, quảng bá hình ảnh,…

Là ngành học có sự giao thoa giữa Công nghệ thông tin và Kinh doanh – Thương mại. Thương mại điện tử mang đến cho người học khả năng trở thành “nhân sự vạn năng” với những kỹ năng cũng như thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học và đặc việc với lộ trình 50% chương trình tiếng Anh, sinh viên TMĐT UEF còn tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình để đáp ứng nhiều vị trí khác nhau như:

– Chuyên viên thương mại điện tử, marketing online, thiết kế website.
– Chuyên viên xây dựng, quản trị vận hành giao dịch thương mại trực tuyến.
– Chuyên viên kinh doanh trực tuyến tại các công ty có ứng dụng thương mại điện tử.
– Chuyên viên phân tích sự phát triển và quản lý hiệu suất của hoạt động thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
– Làm việc trong các tổ chức nhà nước, chính quyền địa phương thực hiện cổng giao tiếp, giao dịch Chính phủ điện tử.
– Khởi nghiệp doanh nghiệp riêng hoạt động về lĩnh vực thương mại điện tử
– Giảng dạy đào tạo: Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu các ứng dụng Thương mại điện tử
– Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng nền tảng thương mại điện tử, tham gia huấn luyện nhân viên nhằm khai thác và sử dụng hệ thống thương mại điện tử tại các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

3. Ngành Thiết kế đồ hoạ

Là một ngành học không phải ngẫu nhiên mà “hot”. Bởi ngày nay, ngoài công nghệ, ngày càng có nhiều lý do khiến con người lười biếng, đặc biệt là việc đọc, viết và tìm kiếm thông tin. Họ luôn tìm cách hiểu thông tin mà không mất quá nhiều thời gian. Với sự sáng tạo không ngừng, thiết kế đồ hoạ tạo ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu của số đông người xem.
Trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện nay, như điện ảnh, âm nhạc, thời trang, quảng cáo, tiếp thị,… thì Thiết kế đồ họa là một bộ phận không thể thiếu nó hiện diện rất nhiều trước mặt ta như báo chí, bao bì sản phẩm, card visit, banner quảng cáo… đều có dấu ấn của thiết kế đồ họa trong đó.

Đi kèm ngành học “hot” là cơ hội việc làm siêu hot với đa dạng cấp độ: chuyên viên thiết kế cấp cao, trưởng nhóm thiết kế, giám đốc thiết kế, giám đốc sáng tạo…

Thiết kế bộ nhân diện thương hiệu
Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Thiết kế bao bì
Thiết kế quảng cáo & marketing
Thiết kế đồ hoạ 3D
Thiết kế website
Thiết kế giao diện game…

Tuy là ngành hot, nhưng để theo học, người học vẫn luôn lo lắng rằng không có kỹ năng vẽ, ý tưởng sáng tạo liệu rằng có học thiết kế được không. Câu trả lời là CÓ. Với chương trình đào tạo được thiết kế một cách bài bản, giúp cho các bạn chưa từng làm quen, hay không có năng khiếu mở rộng tư duy, kỹ năng thực hành của mình nhiều hơn. Đặc biệt, học phần tiếng Anh 50% là điểm mạnh của nhà UEF giúp sinh viên sau khi ra trường có cơ hội nhiều hơn ở môi trường quốc tế.

4. Ngành Khoa học dữ liệu

Khoa học dữ liệu là khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. KHDL gồm ba phần chính: Tạo ra và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, và chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động. Nôm na bước thứ nhất là về số hóa và bước thứ hai là về dùng dữ liệu. Việc phân tích và dùng dữ liệu lại dựa vào ba nguồn tri thức: toán học (thống kê toán học), công nghệ thông tin (máy học) và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Trong cuộc chạy đua công nghệ số, hầu hết các doanh nghiệp đều cần tập hợp nhiều nguồn dữ liệu để họ có thể tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cao. Ở các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu nguồn nhân sự phải có vốn hiểu biết sâu về khoa học dữ liệu. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau như: Làm việc tại các công ty, tập đoàn về viễn thông, phần mềm với các vị trí như bộ phận IT, quản trị dữ liệu tại các doanh nghiệp, chuyên viên phân tích dữ liệu doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước, ngân hàng,…
– Kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phát triển phần mềm phụ trách phân tích, thống kê dữ liệu trong các công ty giải pháp công nghệ thông tin.
– Nghiên cứu, giảng dạy khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, hệ thống công nghiệp,… tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
Để có thể tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng năng mềm là một nhu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Khoa học dữ liệu. Tại trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên ngành Khoa học dữ liệu sẽ được trang bị về kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, thuyết trình – phản biện và kiến thức nền tảng ở các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế hiện đại như tài chính thương mại, y tế, du lịch,…

Học ở đâu để cơ hội rộng mở?

Hiện nay, 4 ngành học Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Thiết kế đồ hoạ và Khoa học dữ liệu không hề khó tìm kiếm tại nhiều trường ĐH, CĐ, trung cấp trên toàn quốc. Tuy nhiên, chương trình đào tạo chuyên nghiệp kết hợp với tiêu chí tiết kiệm thời gian, chi phí và thích ứng nhanh với xu hướng thị trường thông thường sẽ là yếu tố mà các bạn thí sinh hướng đến hàng đầu, và một trong số những cơ sở đào tạo uy tín, kết nối doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sinh viên có thể kể đến Trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF).

Sau thời gian học trên lớp, sinh viên còn được cọ xát với các học phần tại các doanh nghiệp – một trong những đối tác quan trọng, chất lượng của nhà trường.

Thế nào, các bạn đã tìm hiểu được gì ở các ngành học “hot” trong năm 2023 chưa? Đã đến lúc tìm ra hướng đi chuyên ngành để có một cơ hội việc làm tốt trong tương lai rồi đấy! Chúc các bạn may mắn!

Tin tức

Tìm hiểu qua ngành nghề nhiều tiềm năng nhất hiện nay: IT phần cứng mạng
Admin
27/11/2023

Nói không ngoa nhưng các nhà tuyển dụng IT luôn mong muốn và mở rộng cơ hội tuyển dụng đón...

Tin tức

Học ngành công nghệ thông tin thế nào để thành công?
Admin
27/11/2023

Cơ hội việc làm cao tuy nhiên không phải ai học ngành công nghệ thông tin (CNTT) cũng thành công....

Tin tức

Kỹ sư IT Việt đang nhận lương bao nhiêu?
Admin
27/11/2023

Nhân sự IT phần mềm nằm trong số những ngành được trả lương cao nhất tại Việt Nam, với mức...